Nếu như muốn biết một trang web hiện có hoạt động ổn hay không thì bạn cần phải tiến hành phân tích cũng như đo lường kết quả, và công cụ có thể giúp bạn thực hiện điều này chính là Google Analytics. Vậy cách thức hoạt động của phần mềm này như thế nào? Cùng 789bet tìm hiểu nhé!
Google Analytics là gì?
Google Analytics (GA) được biết đến như là một trong số những công cụ được dùng hỗ trợ cho việc đo lường hoạt động của website phổ biến nhất hiện nay. Google Analytics là một sản phẩm công nghệ được phát triển bởi ông lớn Google.
Công cụ miễn phí này tựa như cánh tay phải đắc lực của giới SEOer. Nhờ vậy mà công việc của đội ngũ quản trị trang web trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Nó cho phép người dùng thực hiện việc đánh giá một cách tổng quan nhất về tình trạng của website. Số liệu được Google Analytics cung cấp có độ tin cậy rất cao.
Analytics cho biết được lượng người dùng truy cập vào trang web cũng như tỷ lệ thoát ra cao hay thấp. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp rất nhiều chỉ số phản ánh tương đối chuẩn xác về hành vi của người trên website của bạn.
Mặc dù mang đến cho người dùng vô số chức năng hữu dụng trong quá trình quản trị web nhưng Google Analytics lại hoàn toàn miễn phí.
Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu rõ bản chất GA là gì. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu để phân tích kỹ hơn về những cách thức hoạt động cũng như tính năng nổi bật của công cụ này.

Cách thức hoạt động của Google Analytics
Google Analytics sẽ hoạt động theo cơ chế với các bước cơ bản. Từ khâu thu nhập thông tin cho đến việc đề xuất báo cáo.
Data Collection – thu thập dữ liệu
Trước tiên, hệ thống sẽ bắt đầu tiến hành thu nhập các dữ liệu xoay quanh hoạt động của trang web thông qua một đoạn mã JavaScript đã được kích hoạt sẵn từ lúc cài đặt.
Theo đó, cookies của người dùng sẽ bao hàm thông tin về nhân khẩu học, các yếu tố liên quan đến thiết bị đều được Google Analytics thu nhập thông qua một đoạn mã JavaScript, sau đó chuyển đến máy chủ của Google.
Configuration – chuyển đổi dữ liệu
Toàn bộ dữ liệu thu nhập được truyền đến máy chủ của Google sẽ tiếp tục trải qua quá trình chuyển đổi. Dạng dữ liệu sơ cấp ban đầu dần chuyển đổi thành dạng thứ cấp và gửi đến báo cáo chi tiết cho website.
Processing – lựa chọn chỉ số muốn được theo dõi
Nhà cung cấp Google sẽ cho bên quản trị website lựa chọn các loại hình chỉ số muốn theo dõi thường xuyên. Tính chất hoặc cấu trúc báo cáo sẽ do bên quản trị trang web lựa chọn dựa theo tính chất view.
Reporting – Báo cáo
Bước cuối cùng nằm trong cơ chế hoạt động của Analytics chính là việc báo cáo. Khi đó, phía quản trị website sẽ nhận lại một báo cáo đầy đủ mọi thống kê có liên quan đến hoạt động của trang web.

Một số chức năng cơ bản của công cụ GA
Không đơn thuần mà Google Analytics lại là một công cụ đầy quyền năng đóng vai trò giống như tai mắt của website và đặc biệt cho các SEOer. Tất cả thông tin mà công cụ này cung cấp đều vô cùng hữu ích.
Hỗ trợ thống kê theo thời gian thực
Đây là một số các tính năng đặc biệt mà bất kỳ người quản trị web nào cũng mong muốn muốn được cung cấp. Nhờ vào đó, bạn sẽ luôn biết rõ về lượng người truy cập vào website tại thời điểm kiểm tra.
Từ việc thống kê lưu lượng truy cập theo từng khung thời gian thực, bạn có thể nắm được thời điểm nào trong ngày sẽ có lượng người truy cập cao nhất. Đây chính là cơ sở để bạn thực hiện đánh giá và triển khai KPIs sao cho phù hợp nhất với các chiến lược marketing.
Thu thập thông tin về ngôn ngữ và thiết bị người dùng
Không chỉ cung cấp các thông tin về lưu lượng truy cập của người dùng mà Google Analytics còn có thể cho biết người dùng tìm đến trang web thông qua những kênh nào.
Cụ thể, họ sẽ đến từ những nền tảng mạng xã hội hay qua công cụ tìm kiếm của Google, hoặc từ quảng cáo nào. Các thông tin này rất hữu ích để giúp bạn điều chỉnh chiến lược nội dung cũng như kênh quảng bá sao cho ngày càng tối ưu được lượng traffic.
Ngoài ra, Google Analytics còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích liên quan đến thiết bị mà người dùng đang sử dụng để truy cập website. Chẳng hạn như là hệ điều hành, thiết bị đó sẽ thuộc dạng cố định hay di động. Phần thống kê trên sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tối ưu trang web nhằm cân bằng việc trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Theo dõi các thói quen của người dùng trên website
Bên cạnh thông tin về lưu lượng truy cập hay nguồn gốc đến từ đâu thì GA còn phản ánh rất chính xác thói quen của người dùng ngay trên website.
Sở dĩ bạn có thể theo dõi được các hành vi của người dùng chính là nhờ vào phần chỉ số liên quan đến thời gian ở lại website trung bình của một lần truy cập.
Phân tích lượng truy cập
Quá trình phân tích của Google Analytics sẽ không đơn thuần chỉ là việc tổng lượng truy cập mà còn kèm theo các số liệu liên quan đến nhân khẩu học khác.
Chẳng hạn như giới tính, vị trí địa lý, sở thích,… Toàn bộ đều được hệ thống của Google thực hiện thu thập nhờ vào máy chủ được định vị hoặc cookies của người dùng.

Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến khái niệm cũng như cách thức hoạt động của Google Analytics (https://analytics.google.com/). Hy vọng sẽ giúp được các SEOer cũng như người quản trị trong việc phân tích trang web.